Có nên mua van nước một chiều không? Lưu ý khi sử dụng khi mua van nước một chiều

Van nước một chiều được dùng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau. So với nhiều loại van khác van nước một chiều có nên sử dụng không và những lưu ý nào khi mua van, đọc bài viết này cùng Nhựa Hà Bách để rõ hơn nhé!

Van nước một chiều là gì?

Van được thiết kế thông minh, với cơ chế chỉ do dòng chảy chạy qua 1 chiều duy nhất có nhiều ứng dụng khác nhau trong sinh hoạt và đời sống của con người. Van giúp hạn chế hỏng hóc nhằm bảo vệ đường ống công trình.

Thông số chung van nước một chiều

Chất liệu sản xuất: Gang, nhựa, đồng hoặc inox

Cách lắp đặt: Mặt bích, ren, rắc co, kiểu kẹp

Ngưỡng nhiệt độ: 0~200 độ tùy vào loại chất liệu sản xuất

 Tiêu chuẩn mặt bích: DIN, JIS, ANSI, PN16

 Áp lực: PN10, PN16, PN25

 Kích thước: Nhiều kích thước

Dùng cho chất lỏng, hơi, hóa chất,…

Nguyên lý hoạt động van nước một chiều

Khi chưa có dòng chảy: Van ở trạng thái bình thường, lò xo sẽ áp chặt giúp van kín.

Khi có dòng chảy: Van có các dòng lưu chất chảy qua sẽ gây áp suất và tạo lực tác động lên bi tới một lực nhất định, lực sẽ lớn hơn lò xo sẽ giúp van mở và dòng chảy đi qua theo 1 chiều nhất định. 

Có nên mua van nước một chiều không? Lưu ý khi sử dụng khi mua van nước một chiều

>>> Xem thêm: Ống nhựa upvc Tiền Phong

5 loại van nước một chiều thông dụng

Van 1 chiều dạng đĩa lò xo

Van được nối song song với dòng chảy và trục của ống, dòng chảy đi qua sẽ tác động tới bề mặt dĩa, thắng có lực đàn hồi của lò xo thì van này sẽ mở

Van 1 chiều cánh bướm

Van có 2 cánh van hình cánh bướm, dòng lưu chất sẽ đi qua cửa vào để đi vào van, dòng chất có áp suất và lực tác động lên cánh van khiến nó mở ra, từ đó chất được dẫn truyền qua. Khi ngắt dòng chảy lực đàn hồi lò xo sẽ làm cánh van đóng lại

Van 1 chiều lá (cửa lật)

Giống như những mẫu van 1 chiều khác, van 1 chiều cửa lật cũng chỉ cho phép dòng chảy theo 1 hướng nhất định, không có dòng chảy theo hướng ngược lại. Thiết bị hoạt động một cách tự động nhờ dòng chảy phía trong ống. Và đây là loại van chỉ có kiểu lắp mặt bích, thường được dùng ở môi trường có áp suất thấp.

Van 1 chiều lá nghiêng

Van 1 chiều lá nghiêng được thiết kế để khắc phục một số điểm yếu của van loại 1 chiều lá lật thông thường. Đĩa hình vòm nổi trong dòng chảy và dòng chất lỏng ở cả đáy và mặt trên của bề mặt đĩa. Khi đĩa được nạp lò xo, khi áp suất dòng chảy giảm, lực lò xo giúp van đóng lại nhanh. Trong hình dưới, bạn có thể thấy dòng chảy từ van.

Van 1 chiều inox

Van một chiều Inox là dòng van được sản xuất bằng chất liệu Inox hay người ta còn gọi là thép không rỉ. Van một chiều được sản xuất từ inox 201, 304, 316 là thiết bị dùng để bảo vệ đường ống van còn có chức năng ngăn chặn sự mất mát, thất thoát của chất lỏng khi gặp sự cố hỏng hóc, rò rỉ của đường ống. Đồng thời đây nó cũng giúp bảo vệ hệ thống và các thiết bị phía sau nó

Có nên lắp đặt sử dụng van 1 chiều hay không?

Sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày: Hệ thống đường ống nước lên nhà chúng ta cần sử dụng van một chiều khi vị trí máy bơm và bể nước ở trên cao

Van một chiều Inox sử dụng cho các nhà máy nước sạch, nhà máy sử lý nước: Là một thiết bị quan trọng không thể thiếu được với hệ thống đường ống và máy bơm lớn

Sử dụng trong các hệ thống HVAC, hệ thống cấp hơi nóng, nồi hơi, lò hơi, khí nén đều sử dụng van một chiều Inox

Ứng dụng trong công nghiệp hóa chất: Yêu cầu hệ thống hóa chất sử dụng van một chiều bảo về cần nhất thiết phải là các dòng van một chiều Inox mới có thể hoạt động tốt được

Sử dụng trong chế biến thực phẩm: Chất liệu Inox không gây ra phản ứng với các chất khác an toàn cho con người nên luôn là thiết bị được ưu tiên sử dụng

Van an toàn Inox dùng cho chế biến dược phẩm: Dược phẩm liên quan đến hóa chất và an toàn nên nhất thiết cũng phải sử dụng trong hệ thống sản xuất dược phẩm

Có nên mua van nước một chiều không? Lưu ý khi sử dụng khi mua van nước một chiều

>>> Đọc thêm: Cách dùng khớp nối nhanh upvc

Hướng dẫn cách lắp van nước một chiều đúng kĩ thuật

Bước 1: Kiểm tra van xem có phù hợp với kích thước của hệ thống đường ống lắp đặt không. Vật liệu chế tạo van có đáp ứng được môi trường sử dụng và kiểu kết nối của van có tương thích, thuận tiện với vị trí cần lắp đặt. 

Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt van: Quan sát chiều mũi tên chỉ hướng của dòng chảy bên trong van. Nếu mũi tên nằm ngang thì lắp van theo phương ngang, còn nếu mũi tên hướng lên thì lắp van theo chiều thẳng đứng. Sau khi đã xác định chính xác vị trí cùng hướng lắp đặt thì dùng dụng cụ cắt đường ống.

Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ van và đường ống: đảm bảo không có rác thải, bụi bẩn mắc kẹt bên trong. Bởi lẽ chỉ cần có bụi bẩn còn mắc kẹt thì đĩa van sẽ không thể đóng mở, từ đó ảnh hưởng đến quá trình vận hành của hệ thống

Bước 4: Lắp van tiến hành gắn van vào đường ống bằng cách vặn với nối ren, gắn chặt bu lông với nối bích hoặc dán keo. 

Bước 5: Kiểm tra van  hoạt động ổn định, chỉ cho phép dòng chảy theo 1 hướng nhất định và ngăn dòng lưu chất chảy ngược, không bị rò rỉ thì bạn đã lắp đặt thành công có thể đưa vào vận hành. 

Bài liên quan

Nút gọi
Contact Me on Zalo
Bản quyền thuộc về Nhuahabach.vn | cung cấp bởi MinhDuongADS.Com